• If you need help or want to discuss things, you now can also join us on our Discord Server!
  • A first preview of the unlimited version of SinusBot can be found in the Upcoming Changes thread. A version for Windows will follow, but we don't have a release date, yet.

Chia sẻ với các bạn 8 nguyên tắc tài chính cá nhân cho suốt cả cuộc đời

vercovn

New Member
Có thể nói tài chính cá nhân là một vấn đề không mấy phức tạp, tuy nhiên là bạn sẽ cần phải biết được mình có đang thực hiện việc quản lý tài chính cá nhân có đúng hướng hay không mà thôi, các bạn ạ.

Để giúp các bạn hiểu hơn về tài chính cá nhan thì trong bài viết này chúng tôi tổng hợp 8 nguyên tắc tài chính cá nhân mà có thể theo bạn suốt cả cuộc đời nhé.

Nguyên tắc 1 đó là bạn sẽ cần luôn tiết kiệm ít nhất 10% thu nhập trong tháng của bạn.

Đây là một nguyên tắc chung mà bất kỳ chuyên gia tài chính nào đều khuyên bạn nên làm như vậy. Hãy tiết kiệm ít nhất 10% mà số tiền lương bạn mang về hàng tháng nhé. Nếu bạn tiết kiệm sớm và đều đặn thì bạn sẽ dễ dàng tận dụng được sức mạnh của lãi đơn và lãi kép đấy.

Nguyên tắc 2 đó là bạn luôn cần phải có một quỹ dự phòng khẩn cấp, số tiền này sẽ là bằng ba tháng chi phí sinh sống của bạn. Bạn nên cố gắng có một quỹ khẩn cấp bằng tối thiểu 3 tháng chi phí sinh hoạt, hoặc 6 tháng là tốt nhất.
Quỹ này sẽ giúp bạn có thể trang trải những chi phí lớn bất ngờ trong cuộc sống, đó có thể là những tai nạn hay xe của bạn bị hỏng hay thậm chí nhà của bạn bị hỏng bất ngờ do thiên tai không báo trước.

Số tiền này luôn có thể dễ dàng rút ra tuy nhiên hãy nhớ là chỉ rút ra trong những tình huống khẩn cấp mà thôi nhé.

Nguyên tắc thứ 3 đó là nên trang bị cho gia đinh bảo hiểm nhân thọ với giá trị ít nhất 6 lần thu nhập của gia đình bạn. Để dễ hình dung hơn thì khi gia đình bạn có tổng thu nhập khoảng 300 triệu / 1 năm thì bạn sẽ cần có một mức bảo hiểm có giá trị khoảng 1.8 tỷ đồng. Đây là một nguyên tắc cơ bản cần phải nắm rõ và làm được bởi nó là một cái giá tốt để trả cho sự an toàn của bạn nếu không may có rủi ro xay ra với gia đinh bạn.

Nguyên tắc 4 đó là hãy sử dụng đúng quy tắc 20/4/10 khi mua xe, tại sao lại vậy?

Để cho các bạn dễ hình dung thì bạn nên trả trước 20% khi mua xe và thời hạn vay không quá 4 năm. Cần lưu ý là số tiền phải trả cho việc mua xe và sử dụng không quá 10% tổng thu nhập của bạn trong tháng.

Khi áp dụng quy tắc này bạn sẽ xác định được mức giá mà trong khả năng của bạn có thể trả cho một chiếc ô tô. Lưu ý là trong khả năng ở đây là có nghía bạn sẽ vẫn cần dư giả tiền tiết kiệm được như đã nói ở trên nhé.

Nguyên tắc thứ 5 đó là hãy dành dụm cho mình số tiền bằng 20 lần thu nhập để cho quỹ hưu trí

Sẽ có nhiều phương pháp giúp bạn tính toán được là bạn sẽ cần bao nhiêu để nghỉ hưu nhưng có một cách ước tính nhanh đó là bằng khoảng 20 lần thu nhập của bạn.

Ví dụ đơn giản là nếu bạn đang có thu nhập 300tr/ năm thì bạn sẽ cần khoảng 6 tỷ. Khi sử dụng quy tắc 4% thì bạn có thể tiêu khoảng 150tr cho mỗi năm.

Nguyên tắc 6 đó là hãy trả trước ít nhất 20% khi bạn vay mua nhà. Tại sao lại vậy? Đó là tại vì khi bạn trả trước thấp thì khi giá trị căn nhà sụt giảm thì bạn sẽ bị chìm ngập trong nợ nần, điều đó rất là nguy hiểm.

Một ví dụ đơn giản đó là nếu bạn mua căn nhà 2 tỷ thì bạn nên cố gắng trả trước 400 triệu nhé.

Nguyên tắc 7 đó là bạn cần lấy 100 sau đó trừ đi số tuổi để có thể xác định được tỷ trọng cổ phiếu mà trong danh mục đầu tư của bạn.

Đơn giản dễ hiểu là như ví dụ bạn 40 tuỏi thì cần phân bổ 60% danh mục đầu tư vào cổ phiếu, còn đâu phần còn lại thì hãy đầu tư vào tiền gửi hoặc trái phiếu.

Nguyên tắc 8 đó là hãy trả các khoản nợ mà có lãi suất cao trước tiên. Rất nhiều người đọc xong nguyên tắc này chắc hẳn sẽ thấy khá ngược đời khi nên dùng tiền trả nợ thẻ tín dụng thay vì đem đi đầu tư nhưng trong nhiều trường hợp thì việc làm trả nợ lãi suất cao trước sẽ có lợi hơn rất nhiều.

Lãi suất thẻ tín dụng rất cao, có thể lên đến 15% do đó sẽ rất khó để bạn có thể đầu tư sinh lời ở mức bằng hoặc cao hơn nhé. Cùng với đó là khoản lãi mà bản cắt giảm được thì đó sẽ là tiền tiết kiệm cho bạn 100%.
 
Last edited:
Top